TRẢ LỜI PHỎNG VẤN CỦA PV HUY HOÀNG VOV V/V TUYẾN XE BUÝT KẾT NỐI SÂN BAY

Câu hỏi 1:  Vừa qua thì TPHCM và Hà Nội đã xuất hiện 1 số tuyến buýt cự ly ngắn đưa đón khách từ khu vực sân bay Nội Bài, Tân Sơn Nhất về các địa phương lân cận như Vũng Tàu, Đồng Nai, Thái Bình, Bắc NInh...Theo đó hành khách khi xuống máy bay là có thể lên xe buýt đi thẳng về địa phương mình mà không cần đến các bến xe cố định như trước. Vậy theo Ông thì hình thức này có gì khác biệt so với xe khách liên tỉnh truyền thống, và nó có lợi thế gì để cạnh tranh? 

Trả Lời câu 1:

Thực ra, đây lả loại hình vận tải mới do Bộ GTVT cho thí điểm trong vòng 5 năm ở trên địa bàn 9 tỉnh thành phố: Tp HCM, Tp Hà Nội, 5 tỉnh miền Trung là Quảng Nam - Đa Nẵng - Thừa Thiên Huế - Lâm Đồng - Kiên giang và 2 tỉnh miền Bắc là Quảng Ninh và Lào Cai. (Quyết định 2056/QĐ-BGTVT ngày 21 tháng 9 năm 2018)

Trước nhất, tôi có một chút đính chính cụm từ “tuyến xe buýt ngắn” ! vì bản chất của loại hình tuyến xe buýt  là ngắn, chỉ ở trong phạm vi thành phố đô thị nên tuyến có cự ly khoảng 10 - 20 km;  Các tuyến trên 20 km thường là tuyến dài rồi! Còn các tuyến xe buýt mà các bạn hỏi, chính là những “tuyến xe buýt dài” vì thường có cự ly trên 100km, chạy  xuyên qua 2 đến 3 tỉnh, thành phố!

Loại luồng tuyến này nó khác với tuyến cố định ở chỗ: “Đây  là một loại hình  vận tải mới nhằm thõa mản ngày càng cao nhu cầu của hành khách, là hành khách đi thẳng từ sân bay về địa phương mình và ngược lại, không phải thông qua các bến xe liên tỉnh”.

Lợi thế cạnh tranh của phương thức này thì đã rõ: “Sử dụng phương tiện mới, với nội thất thoải mái, khách không phải vào bến, gần như là được phục vụ từ cữa đến cữa – “Door to door” service!

Câu hỏi 2:  Không thể phủ nhận là loại hình buýt cự ly ngắn này ít nhiều đáp ứng được nhu cầu của nhiều hành khách, song để đưa ra một hình thức quản lý riêng cho nó thì không dễ dàng. Theo Ông thì loại hình này được quản lý vận hành theo cơ chế nào? Có thực sự phù hợp với điều kiện thực tế hiện nay?

Trả lời câu 2:

Dĩ nhiên đây là loại hình mới đáp ứng nhu cầu đi lại ngày càng cao của người dân nên  nó sẽ gặp nhiều thách thức như phải đáp ứng nhu cầu khách đi máy bay theo lịch ở mỗi địa phương, nếu không có các chương trình tiếp thị tốt, chất lượng phục vụ hành khách không cao như ban đầu thì sẽ không có đủ hành khách đi, sẽ khó tồn tại và phát triển về lâu về dài!

 

Câu hỏi 3:  Với những tuyến buýt ngắn hiện nay, ông có đánh giá ra sao về hoạt động của loại hình này? Nó có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động của xe khách liên tỉnh truyền thống?

Trả lời câu hỏi 3:

Dĩ nhiên loại hình mới này khi xuất hiện thì sẽ chia sẻ một phần hành khách đang sử dụng tuyến cố định hoặc khách đi xe hợp đồng. Tuy nhiên, theo tôi thì không có gì đáng lo vì đối tượng khách mà loại  hình này phục vụ thuộc một phân khúc khác: “Xe chất lượng cao hơn, giá vé đắt hơn” nếu các DN/HTX không phục vụ tốt, không đủ khách đi xe thì khó có khả năng tồn tại và phát triển!

 

Câu hỏi 4:  Hiện nay trong hệ thống vận tải có nhiều loại hình để kết nối từ đô thị lớn đến các  vùng lân cận. Tuy nhiên theo ông thì đâu là loại hình tối ưu nhất, vì sao? 

Trả lời câu 4:

Hệ thống VTHKCC phục vụ cho các TP và vùng phụ cận luôn có sự kết hợp hài hòa giữa các phương thức vận tải. Ở từng thời kỳ yêu cầu phục vụ của người dân ngày càng cao hơn, do đó, thường xuất hiện những loại hình mới. Vấn đề là  để có được một hệ thống tốt,tối ưu nhất,  các nhà quản lý cần vận dụng pháp luật để hỗ trợ cho những mô hình mới như trường họp QĐ 2056 của Bộ GTVT là một điều tốt! vì cuộc sống vốn dĩ luôn đi trước pháp luật một bước! Thí dụ như, dự thảo lần thứ 5 NĐ sửa dổi NĐ 86 đã ghép loại hình Uber, Grab như  là loại hình Taxi truyền thống, là cản bước tiến bộ trong thời đại công nghiệp 4,0!

Hy vọng với quyết định 2056 của Bộ GTVT kỳ này dành cho loại hình mới “xe buýt phục vụ khách đi lại sân bay ” sẽ là một tín hiệu tích cực trong thời đại cách mạng công nghệ 4.0!

VP Hiệp hội VT Ô Tô HK LT & DL TP.HCM

Ngày 23 tháng 10 năm 2018